THỦ TỤC NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU

tthqsaigon@tthqsaigon.net
0896 44 44 66
THỦ TỤC NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU
08/11/2024 06:47 PM 84 Lượt xem
Menu

    THỦ TỤC NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU

    NHẬP KHẨU VÀNG NGUYÊN LIỆU. Vàng nguyên liệu là loại kim loại quý được tách ra từ mỏ vàng. Có độ dẻo cao, có thể tạo hình thù bằng cách uốn cong, dập nổi được sử dụng trong sản xuất đồ trang trí, trang sức, đồ gia dụng,…

    Việt Nam đã nhập khẩu khoảng hơn 1.000 tấn vàng bao gồm cả vàng nguyên liệu, vàng hạt. riêng ở khu vực Hồ Chí Minh đã tiêu thụ khoảng 800 tấn. có thể nói sức hút của các trang sức, vật liệu bằng vàng chưa bao giờ hạ nhiệt, nó vẫn là nguyên liệu được người tiêu dùng ưa chuộng nhất.

    Với tình hình hiện nay nhu cầu mua vàng ngày càng tăng cao do giá vàng liên tục tăng không ngừng, dẫn đến nguồn cung không đủ buộc Ngân Hàng Nhà nước phải cung cấp thêm vàng vào thị trường.

    Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 3/6 đến 29/10, cơ quan này đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp, cung ứng ra thị trường 305.600 lượng vàng SJC (tương đương khoảng 11,46 tấn), đồng thời khẳng định sẽ có biện pháp can thiệp thị trường nếu cần thiết.

    Vàng nguyên liệu là gì?

    Trước hết các bạn cần biết vàng nguyên liệu là gì?

    Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.

    Vậy quy trình nhập khẩu vàng nguyên liệu này như thế nào?

    Chính sách nhập khẩu vàng nguyên liệu được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:

    Tại Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu như sau:

    - Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

    - Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    - Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    - Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.

    - Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trong năm kế hoạch cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào năng lực sản xuất và báo cáo tình hình xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của năm trước.

    - Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

    - Doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được.

    - Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    - Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

    Điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ 

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN) quy định doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ để được cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu phải có các điều kiện như sau:

    - Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

    - Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    - Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp và cho đến thời điểm cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

    Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng theo điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP

    Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

    1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

    5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

    6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

    7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Vì vậy khi nhập khẩu vàng nguyên liệu doanh nghiệp cần đáp ứng 2 điều kiện sau:

    Thứ I, doanh nghiệp phải sẽ được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Thứ II, doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu từ ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định rõ tại chương VIII của phụ lục II của nghị định 69/2018/NĐ-CP.

    Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

    Tại Điều 17 Thông tư 16/2012/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN) quy định về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:

    - Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 02 (hai) bộ hồ sơ quy định tại Điều 10 Thông tư 16/2012/TT-NHNN đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

    - Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề nghị xem xét việc cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:

    + Văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến về việc doanh nghiệp có đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-NHNN, bao gồm cả việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và sự phù hợp giữa Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp và nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp;

    + Hồ sơ đề nghị cấp phép của doanh nghiệp.

    - Trong thời hạn 17 (mười bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc từ chối cấp phép đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

    - Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 15 Thông tư 16/2012/TT-NHNN).

    - Thời hạn có giá trị của Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được xác định căn cứ kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp và tối đa là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày cấp.

    - Định kỳ hàng quý hoặc khi cần thiết, trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 16/2012/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    Hồ sơ xin giấy phép bao gồm:

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu
    • Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan nhập khẩu vàng và phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này.
    • Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
    • Giấy phép đăng kí kinh doanh
    • Hồ sơ này sẽ  gửi lên NHNN nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời gian 20 hoặc có khi kéo dài 40 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ nhận lại được kết quả.

    Thuế nhập khẩu và mã hs code của mặt hàng vàng nguyên liệu

    Theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam quy định mặt hàng vàng nguyên liệu thuộc nhóm 7108

    Khi nhập khẩu mặt hàng này doanh nghiệp cần chịu 2 loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế VAT

    • Thuế nhập khẩu 0%
    • Thuế VAT 10%

    Bộ hồ sơ nhập khẩu vàng nguyên liệu nộp cho HQ đăng ký:

    Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu vàng nguyên liệu bao gồm:

    • Tờ khai hải quan nhập khẩu
    • Hợp đồng thương mại
    • Hóa đơn thương mại
    • Danh sách đóng gói
    • Vận đơn
    • Giấy phép nhập khẩu
    • Và các chứng từ khác có liên quan

    Lưu ý khi nhập khẩu vàng nguyên liệu:

    Việc nhập khẩu vàng nguyên liệu sẽ diễn ra khá phức tạp và mất nhiều thời gian và đây cũng là mặt hàng có quy định nhập khẩu rất chặt chẽ vì vậy khi doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nên kiểm tra kĩ về thông tin chứng từ , quy định và trình tự thực hiện để quá trình nhập khẩu được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ tránh mất thời gian và chi phí.

    Thông tin nhãn mác hàng hóa: theo nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của  nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác. Nội dung nhãn mác bao gồm:

    • Xuất xứ của hàng hóa
    • Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu
    • Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa theo qui định

    Trên đây là chia sẽ về chính sách, quy định làm thủ tục nhập khẩu vàng nguyên liệu về Việt Nam. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích hay chia sẽ để nhiều người được biết nhe.

    Tuỳ vào thời điểm chính sách pháp luật có thể thay đổi, nên để cập nhật liên tục các quy định về chính sách, quy định xuất nhập khẩu hàng hoá hãy theo dõi trên website của TTHQ SaiGon hoặc liên hệ trực tiếp theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.

    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0896 44 44 66 để được cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tốt nhất thị trường.

    Vui lòng liên hệ với TTHQ SaiGon để được tư vấn miễn phí:
    Hotline: 0896 44 44 66
    Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net
    Địa chỉ: HCM: 59/54/8F Đường số 8, P. Trường Thọ, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam

    TTHQ SaiGon cung cấp các dịch vụ :
    - Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không chuyên tuyến đến tất cả các địa điểm trên thế giới.
    - Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy, công bố sản phẩm.
    - Dịch vụ thông quan tờ khai hải quan và vận tải container nội địa
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới
    - Dịch vụ xin các loại chứng từ như: chứng thư kiểm dịch thực vật - động vật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa,...

    Xem thêm:

    XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU HOÁ CHẤT

    XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THỊT ĐÔNG LẠNH

    THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU NHỚT

    KHAI BÁO HOÁ CHẤT NHẬP KHẨU

    XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU MÁY IN

    Map
    Zalo
    Hotline